Người dân Trung Quốc “sống trong sợ hãi”?
Những chiếc xe bị lật đổ trong một cuộc biểu tình |
Đường phố Bắc Kinh mù mịt khói vì ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường ở mức báo động
Với tốc độ tăng trưởng “phi mã”, ngành công nghiệp phát triển như vũ bão, một mặt Trung Quốc thu về khoản lợi nhuận khổng lồ thế nhưng kéo theo đó là tình trạng môi trường xuống cấp và bị phá hủy trầm trọng.
AFP dẫn thông báo từ các quan chức chính phủ tại Bắc Kinh cho biết tỉ lệ PM 2,5 - hạt phân tử nhỏ có khả năng xâm nhập vào phổi trong không khí , lên đến mức 501 microgram/m3 tại thành phố này vào trưa ngày 26/2 (theo giờ địa phương). Trong khi đó, tỷ lệ an toàn mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo là 25 microgram/m3.
Như vậy, mức độ PM 2,5 ở thủ đô Trung Quốc gấp hơn 20 lần so với tiêu chuẩn. Và không chỉ ở Bắc Kinh, tình trạng ô nhiễm còn lan tràn ở những thành phố khác như Thượng Hải, Lan Châu… Đây cũng là nguyên nhân khiến hàng trăm ngàn người Trung Quốc tử vong hàng năm vì các bệnh liên quan tới đường hô hấp.
Trẻ em bị bệnh hô hấp đang được điều trị ở một bệnh viện tại Bắc Kinh
Ngoài nạn ô nhiễm không khí, Trung Quốc còn đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng. Ngày 26/3, truyền thông nước này đưa tin hàng trăm xác lợn chết được thải ra mỗi tháng ở tỉnh Tứ Xuyên khiến các dòng sông ở phía Tây Nam Trung Quốc dẫn tới hồ chứa Qionglai đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Một báo cáo ngày 23/4 của truyền thông Trung Quốc cho biết: gần 60% lượng nước ngầm ở nước này bị ô nhiễm. Con số này đã khiến nhiều người phải giật mình về mức độ nghiêm trọng của tình hình ô nhiễm môi trường ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Xác một con cá lớn dập dềnh trên hồ Đông ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc
Theo Bộ đất đai và tài nguyên Trung Quốc, trong số 4.778 điểm kiểm tra được lấy mẫu của 203 thành phố, có 44% lượng nước ngầm có chất lượng “tương đối thấp”, và 15,7% có chất lượng “rất thấp”.
Trước đó không lâu, chính quyền nước này cũng đã công bố một số liệu khảo sát cho thấy có đến 16% diện tích đất ở Trung Quốc bị ô nhiễm với các chất như cadmium, thủy ngân và asen.
Chỉ nhìn vào những số liệu thống kê, bất kỳ ai chắc cũng phải bàng hoàng và lo sợ. Vậy thử hỏi người dân Trung Quốc từng ngày sống trong bầu không khí ấy, sử dụng nguồn nước ấy thì sao?
Thực phẩm “bẩn”, hàng hóa chứa chất độc hại
Trong tháng 4/2004, ít nhất 13 trẻ em ở Phụ Dương, An Huy và từ 50 đến 60 trẻ nữa trong các vùng nông thôn của tỉnh An Huy đã chết vì suy dinh dưỡng do uống phải sữa trẻ em giả. Từ 100 đến 200 em bé khác trong tỉnh An Huy bị suy dinh dưỡng nhưng vẫn sống sót. Các quan chức địa phương ở Phụ Dương đã bắt giữ 47 người chịu trách nhiệm sản xuất và bán các loại sữa giả. Ngoài ra, các nhà điều tra phát hiện 45 loại sữa dưới tiêu chuẩn được bán tại thị trường Phụ Dương, hơn 141 nhà máy chịu trách nhiệm về việc sản xuất sữa giả.
Sau đó không lâu, gần 100 nhà sản xuất "đậu phụ thối" tại tỉnh Quảng Đông bị phát hiện kết hợp sử dụng nước cống rãnh, cặn bã, và sulfate sắt (II) để đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như cải thiện bề mặt sản phẩm đậu phụ lên men của mình.
Tiêu hủy sữa nhiễm melamine
Trong tháng 9/2008, nhiều trẻ em Trung Quốc mắc bệnh thận do sữa bột nhiễm melamine. Sáu trẻ em bị chết và 294.000 trẻ bị bệnh do công thức sữa giả, trong đó 51.900 trẻ trong tình trạng phải nhập viện. Nhà cung cấp sữa là Tập đoàn Tam Lộc – một công ty nổi tiếng trong ngành công nghiệp Trung Quốc.
Năm 2012, cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện hơn 50 tấn thịt cừu giả chứa chất phụ gia gây ung thư tại một nhà máy ở đông bắc nước này, làm dấy lên mối lo ngại về chất lượng an toàn thực phẩm. Toàn bộ số sản phẩm trên được tái chế từ thịt vịt ôi, mỡ cừu cùng nhiều chất phụ gia khác trong đó có sodium nitrite. Thực tế, chỉ cần 3g sodium nitrite là đủ để khiến một người trưởng thành thiệt mạng.
Tai lợn nhân tạo nghi được làm từ nhựa và gelatin
Đã có rất nhiều vụ bê bối thực phẩm bị phanh phui ở Trung Quốc liên quan đến giá đỗ, trái cây khô, thủy sản nhiễm độc; dầu ăn, gạo chứa chất gây ung thư, bánh bao nhân các tông… thậm chí là cả thuốc giả.
Với điều kiện sống như thế, hàng ngày người dân Trung Quốc đang thu cả một lượng lớn chất độc hại vào cơ thể. “Báo cáo đăng ký bệnh ung thư năm 2012” do Trung tâm đăng ký ung thư Trung Quốc công bố khiến người ta kinh hoàng: Mỗi năm ở nước này phát hiện có thêm 3,12 triệu bệnh nhân mới, bình quân mỗi ngày có thêm 8.550 người mắc bệnh (tương đương mỗi phút có 6 người mắc) và 5 người chết vì ung thư.
Bạo động leo thang, thảm sát đẫm máu liên tiếp
Các cuộc bạo loạn do xung đột sắc tộc, kích động khủng bố mà những người Tân Cương gây ra đã khiến khu tự trị này trở thành điểm nóng bất ổn đối với Trung Quốc. Thời gian gần đây, bạo động ngày càng leo thang và trở thành vấn đề làm đau đầu các nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Một vụ nổ xe ô tô lớn mà cảnh sát Trung Quốc khẳng định là tấn công tự sát xảy ra ở quảng trường Thiên An Môn hôm 28/10 đã khiến Trung Quốc chấn động. Theo giới chức nước này, nghi phạm thực hiện vụ tấn công là những người Duy Ngô Nhĩ tới từ Tân Cương.
Hiện trường vụ khủng bố ở nhà ga Côn Minh của tỉnh Vân Nam
Ngày 1/3, một nhóm đàn ông đã dùng dao đâm điên cuồng vào người khác tại một nhà ga ở thành phố Côn Minh (Trung Quốc), khiến 29 người thiệt mạng và 113 người bị thương.
Ngày 30/4, một vụ nổ bom kinh hoàng xảy ra ở nhà ga xe lửa tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương khiến 3 người thiệt mạng và 79 người khác bị thương. Cảnh sát cho biết trước khi kích nổ bom, những kẻ tấn công đã chém người bằng dao.
Những chiếc xe bị lật đổ trong một cuộc biểu tình
Mới đây ngày 13/5, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ 60 phần tử quá khích trong một cuộc biểu tình phản đối xây dựng nhà máy đốt rác thải ở Hàng Châu. Những người biểu tình đụng độ với hàng trăm cán bộ vào ngày 10/5 làm ít nhất 10 người biểu tình và 29 cảnh sát bị thương, phương tiện truyền thông Bắc Kinh đưa tin. Theo hãng tin Tân Hoa Xã, hơn 30 chiếc xe bị lật đổ, 2 xe cảnh sát bốc cháy và người biểu tình còn đập phá bốn cái khác.
Nguồn: seatimes
Thông tin hữu ích
ReplyDeleteNhân
sản xuất đồng hồ treo tường giá rẻ cạnh tranh tại tphcm